Chúng ta cần đảm bảo để phương tiện có được trạng thái kỹ thuật tốt nhất khi vận hành trên đường. Sẽ là phản tác dụng khi dạy các lái xe vận hành xe một cách chủ động và tiết kiệm nhiên liệu trong khi phương tiện không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; và lượng nhiên liệu tiết kiệm được do áp dụng kỹ thuật lái xe sinh thái không bù được lượng nhiên liệu tiêu thụ gia tăng do phương tiện không được bảo dưỡng/sửa chữa đúng mức.
Việc chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ có vai trò quan trong đối với mọi động cơ (cả cũ lẫn mới) nhằm đảm bảo để chúng vận hành tin cậy, kinh tế. Ví dụ, việc hiệu chỉnh chính xác thời điểm phun, thay lõi lọc của bầu lọc không khí …nên được tiến hành định kỳ theo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất để đảm bảo tốt nhất các chỉ tiêu năng lượng-kinh tế-môi trường của động cơ.
Các ô tô hiện đại là một hệ thống máy móc phức tạp với hơn 3000 bộ phận/chi tiết tương tác với nhau. Việc bảo dưỡng thường xuyên có thể giúp xe của bạn tiết kiệm nhiên liệu, có tuổi thọ cao hơn và giảm được lượng thải CO2.
Chúng ta thường nghĩ rằng xe càng cũ thì mức tiêu thụ nhiên liệu càng cao. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì tình trạng kỹ thuật của các bộ phận, hệ thống trên động cơ, xe bị suy giảm theo thời gian. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc/bảo dưỡng phương tiện kết hợp với cách thức vận hành hợp lý sẽ hạn chế được sự gia tăng mức tiêu thụ nhiên liệu theo thời gian sử dụng. Kết quả thử nghiệm (theo dõi mức tiêu thụ nhiên liệu của 1 phương tiện lắp động cơ xăng trong suốt 7 năm liền) nêu trong Bảng 8 cho thấy, việc kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất là rất cần thiết nhằm giữ cho mức tiêu thụ nhiên liệu tương đối ổn định trong vòng vài năm. Trong thử nghiệm này, mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình tích lũy của 4 năm cuối còn có chiều hướng giảm khi so sánh với 3 năm đầu tiên.
Các ô tô hiện đại là một hệ thống máy móc phức tạp với hơn 3000 bộ phận/chi tiết tương tác với nhau. Việc bảo dưỡng thường xuyên có thể giúp xe của bạn tiết kiệm nhiên liệu, có tuổi thọ cao hơn và giảm được lượng thải CO2.
Chúng ta thường nghĩ rằng xe càng cũ thì mức tiêu thụ nhiên liệu càng cao. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì tình trạng kỹ thuật của các bộ phận, hệ thống trên động cơ, xe bị suy giảm theo thời gian. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc/bảo dưỡng phương tiện kết hợp với cách thức vận hành hợp lý sẽ hạn chế được sự gia tăng mức tiêu thụ nhiên liệu theo thời gian sử dụng. Kết quả thử nghiệm (theo dõi mức tiêu thụ nhiên liệu của 1 phương tiện lắp động cơ xăng trong suốt 7 năm liền) nêu trong Bảng 8 cho thấy, việc kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất là rất cần thiết nhằm giữ cho mức tiêu thụ nhiên liệu tương đối ổn định trong vòng vài năm. Trong thử nghiệm này, mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình tích lũy của 4 năm cuối còn có chiều hướng giảm khi so sánh với 3 năm đầu tiên.
Bảng 8. Mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình tích luỹ của một phương tiện lắp động cơ xăng trong thực tế sử dụng, [5].
a. Tuân thủ đúng quy trình và chu kỳ kiểm tra, bảo dưỡng trong hướng dẫn sử dụng phương tiện
Để việc chăm sóc, bảo dưỡng phương tiện đúng cách và hiệu quả cần nghiên cứu kỹ Tài liệu hướng dẫn đi kèm phương tiện. Thông thường, các tài liệu này đều có hướng dẫn về loại nhiên liệu/dầu bôi trơn khuyến nghị sử dụng; chu kỳ bảo dưỡng và các thao tác kiểm tra/bảo dưỡng đơn giản; những chú ý khi khai thác …nhằm giữ cho xe hoạt động có hiệu suất và tuổi thọ cao.
Cần định kỳ kiểm tra, hiệu chỉnh động cơ: việc hiệu chỉnh đúng động cơ có thể giúp tăng trung bình khoảng 4% hành trình có ích ứng với 1 lượng nhiên liệu cho trước.
b. Chú ý và xử lý kịp thời thông báo lỗi của hệ thống chẩn đoán tích hợp (OBD) trên xe
Trên các xe lắp động cơ điều khiển điện tử thế hệ mới thường được tích hợp sẵn hệ thống chẩn đoán điện tử và chẩn đoán tích hợp (OBD). Khi xuất hiện hư hỏng/lỗi đối với một số bộ phận của động cơ thì các lỗi này sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ của ECU điều khiển đồng thời hệ thống sẽ phát tín hiệu cảnh báo (“Check Engine”) cho lái xe. Khi đèn báo lỗi của hệ thống OBD sáng (Hình 66) cần đưa xe đi kiểm tra tại các cơ sở bảo dưỡng/sửa chữa có đủ năng lực trong thời gian sớm nhất nhằm tránh để mức tiêu thụ nhiên liệu và mức phát thải tăng cao. Đồng thời, cũng tránh để những hỏng hóc, trục trặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Hình 66. Khi đèn chẩn đoán báo sáng cần kiểm tra và xử lý lỗi của động cơ trong thời gian sớm nhất, [8, 16].
c. Định kỳ làm sạch bầu lọc không khí, nhiên liệu, dầu bôi trơn
* Bảo dưỡng (làm sạch), thay thế lõi lọc của bầu lọc không khí: Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Năng lượng Mỹ, việc thay thế lõi lọc bị tắc có thể giúp tăng khoảng 10% hành trình đi được ứng với 1 lượng nhiên liệu cho trước.
Hình 67. Bảo dưỡng lõi lọc của bầu lọc không khí, [8].
Thông thường, lõi lọc của bầu lọc không khí phải được làm sạch sau 5.000 ¸10.000 km và thay thế định kỳ sau 20.000¸ 40.000 km (thay lõi lọc trước 20.000 km nếu xe chạy ở khu vực nhiều bụi.
Các phương tiện thế hệ cũ thường sử dụng lõi lọc bằng sợi kim loại (hoặc cước) và có thể sử dụng lại nhiều lần. Việc bảo dưỡng các lõi lọc này khá đơn giản (Hình 67), lái xe có thể tự thực hiện.
Các phương tiện thế hệ cũ thường sử dụng lõi lọc bằng sợi kim loại (hoặc cước) và có thể sử dụng lại nhiều lần. Việc bảo dưỡng các lõi lọc này khá đơn giản (Hình 67), lái xe có thể tự thực hiện.
Hình 68. Cần đảm bảo chất lượng lõi lọc khi thay thế, [3, 8].
Đối với các phương tiện thế hệ mới, bầu lọc không khí thường sử dụng lõi lọc dạng giấy (Hình 67, 68). Với dạng lõi lọc này có thể dùng khí nén để làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt lõi lọc. Chú ý không được làm rách lõi lọc. Loại lõi lọc này cần được thay thế định kỳ theo quy định của hãng. Nên chọn phụ tùng thay thế của chính hãng (Hình 68), có xuất sứ rõ ràng. Nếu lõi lọc không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ nhiên liệu và tuổi thọ của động cơ.
Bầu lọc nhiên liệu diesel có vai trò rất quan trọng (đặc biệt là đối với các động cơ diesel thế hệ mới, nhiên liệu được phun với áp suất rất cao) nhằm đảm bảo nhiên liệu được lọc sạch (Hình 69) trước khi đưa đến bơm cao áp. Nếu nhiên liệu diesel không được lọc sạch thì sẽ gây ra các hiện tượng sau:
+ Bơm cao áp và vòi phun bị mòn rất nhanh
+ Nhiên liệu không cháy hoàn toàn -> Mức tiêu hao nhiên liệu lớn
+ Động cơ khó khởi động, Chạy không tải không ổn định
+ Giảm công suất động cơ.Bầu lọc nhiên liệu xăng (Hình 70) cũng có nhiệm vụ tương tự như bầu lọc nhiên liệu diesel, nhằm bảo vệ chi tiết của hệ thống phun xăng (đặc biệt là vòi phun).Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng lọc thấp hơn so với động cơ diesel. Với các động cơ phun xăng, phần tử lọc cần được thay thế định kỳ sau 1 hành trình tích luỹ nhất định, tuỳ theo mức độ bẩn của xăng (tại Úc: thay phần tử lọc sau 40.000 km với các model xe sản xuất trước 1986, 80.000 km với model xe sản xuất sau 1986; tại Châu Âu: thay phần tử lọc sau 80.000 km). Hiện nay, phần tử lọc trên động cơ phun xăng thường chỉ sử dụng 1 lần và việc thay thế nó khá đơn giản (do sử dụng các giắc nối tiêu chuẩn).
Việc kiểm tra và định kỳ làm sạch Bầu lọc không khí, Bầu lọc nhiên liệu, Bầu lọc dầu bôi trơn có thể giúp bạn tiết kiệm trên 10% chi phí nhiên liệu cho xe.
+ Bơm cao áp và vòi phun bị mòn rất nhanh
+ Nhiên liệu không cháy hoàn toàn -> Mức tiêu hao nhiên liệu lớn
+ Động cơ khó khởi động, Chạy không tải không ổn định
+ Giảm công suất động cơ.Bầu lọc nhiên liệu xăng (Hình 70) cũng có nhiệm vụ tương tự như bầu lọc nhiên liệu diesel, nhằm bảo vệ chi tiết của hệ thống phun xăng (đặc biệt là vòi phun).Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng lọc thấp hơn so với động cơ diesel. Với các động cơ phun xăng, phần tử lọc cần được thay thế định kỳ sau 1 hành trình tích luỹ nhất định, tuỳ theo mức độ bẩn của xăng (tại Úc: thay phần tử lọc sau 40.000 km với các model xe sản xuất trước 1986, 80.000 km với model xe sản xuất sau 1986; tại Châu Âu: thay phần tử lọc sau 80.000 km). Hiện nay, phần tử lọc trên động cơ phun xăng thường chỉ sử dụng 1 lần và việc thay thế nó khá đơn giản (do sử dụng các giắc nối tiêu chuẩn).
Việc kiểm tra và định kỳ làm sạch Bầu lọc không khí, Bầu lọc nhiên liệu, Bầu lọc dầu bôi trơn có thể giúp bạn tiết kiệm trên 10% chi phí nhiên liệu cho xe.
d. Định kỳ kiểm tra, thay thế cảm biến ô xy
Trên các động cơ (xăng, diesel) phun nhiên liệu điều khiển điện tử có sử dụng cảm biến ô xy (Hình 70) (còn gọi là cảm biến lambda) để xác định hàm lượng ô xy dư trên đường thải. Đây là tín hiệu điều khiển ngược của hệ thống kiểm soát tỷ số A/F (Air/Fuel) nhằm đảm bảo thành phần hỗn hợp cháy là tốt nhất để tiết kiệm nhiên liệu đồng thời đảm bảo hiệu suất làm việc của các Bộ xử lý khí thải (lắp trên đường thải – Hình 72).
Cảm biến ô xy cần được thay thế định kỳ (sau khoảng 2 năm sử dụng). Nếu cảm biến ô xy bị hỏng sẽ làm sai lệch tín hiệu điều khiển dẫn đến mức tiêu thụ nhiên liệu của phương tiện rất cao (Hình 70).
Trên các động cơ (xăng, diesel) phun nhiên liệu điều khiển điện tử có sử dụng cảm biến ô xy (Hình 70) (còn gọi là cảm biến lambda) để xác định hàm lượng ô xy dư trên đường thải. Đây là tín hiệu điều khiển ngược của hệ thống kiểm soát tỷ số A/F (Air/Fuel) nhằm đảm bảo thành phần hỗn hợp cháy là tốt nhất để tiết kiệm nhiên liệu đồng thời đảm bảo hiệu suất làm việc của các Bộ xử lý khí thải (lắp trên đường thải – Hình 72).
Cảm biến ô xy cần được thay thế định kỳ (sau khoảng 2 năm sử dụng). Nếu cảm biến ô xy bị hỏng sẽ làm sai lệch tín hiệu điều khiển dẫn đến mức tiêu thụ nhiên liệu của phương tiện rất cao (Hình 70).
e.Vặn chặt nắp thùng nhiên liệu của xe
Xăng là loại nhiên liệu khá dễ dàng bay hơi ngay ở điều kiện nhiệt độ môi trường. Do vậy, các phương tiện hiện đại đã được thiết kế (hệ thống kiểm soát nhiên liệu bay hơi) để giảm đáng kể lượng nhiên liệu thất thoát so với các phương tiện thế hệ cũ. Tuy nhiên, nếu nắp thùng xăng không vặn chặt sẽ làm tổn thất một lượng đáng kể nhiên liệu. Mỗi năm, với một phương tiện, khoảng 30 ga lông xăng có thể bị tổn thất do bay hơi nếu nắp thùng xăng không được vặn chặt. Theo Tổ chức “Chăm sóc xe” của Mỹ (Car Care Council), lượng nhiên liệu tổn thất hàng năm do mất, hỏng hoặc vặn không chặt nắp bình xăng có thể lên đến 147 triệu ga lông. Nên tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng xe của bạn để sử dụng nắp thùng xăng đúng cách (một số hãng sản xuất yêu cầu lái xe vặn nắp thùng xăng cho đến khi nghe tiếng “cách”).
Xăng là loại nhiên liệu khá dễ dàng bay hơi ngay ở điều kiện nhiệt độ môi trường. Do vậy, các phương tiện hiện đại đã được thiết kế (hệ thống kiểm soát nhiên liệu bay hơi) để giảm đáng kể lượng nhiên liệu thất thoát so với các phương tiện thế hệ cũ. Tuy nhiên, nếu nắp thùng xăng không vặn chặt sẽ làm tổn thất một lượng đáng kể nhiên liệu. Mỗi năm, với một phương tiện, khoảng 30 ga lông xăng có thể bị tổn thất do bay hơi nếu nắp thùng xăng không được vặn chặt. Theo Tổ chức “Chăm sóc xe” của Mỹ (Car Care Council), lượng nhiên liệu tổn thất hàng năm do mất, hỏng hoặc vặn không chặt nắp bình xăng có thể lên đến 147 triệu ga lông. Nên tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng xe của bạn để sử dụng nắp thùng xăng đúng cách (một số hãng sản xuất yêu cầu lái xe vặn nắp thùng xăng cho đến khi nghe tiếng “cách”).
Hình71.Thùng chứa nhiên liệu trên xe, [8].
f. Định kỳ kiểm tra, làm sạch thùng chứa nhiên liệu
Thùng chứa nhiên liệu (Hình 71) cần được kiểm tra định kỳ (bằng mắt thường) thùng chứa nhiên liệu để phát hiện hư hỏng (rò rỉ nhiên liệu; các vết nứt, méo..). Ngoài ra, tuỳ theo mức độ bẩn của nhiên liệu, cần định kỳ làm sạch (khoảng 2 năm/lần) và xả cặn thùng chứa nhiên liệu (khoảng 1 năm/lần).
g. Kiểm tra đường thải của động cơ
Khi áp suất cản trên đường thải quá cao sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đến sự vận hành của động cơ (giảm công suất, máy nóng, tăng mức tiêu thụ nhiên liệu, tăng mức độ ô nhiễm khí thải).
Một số nguyên nhân sau có thể làm cho áp suất cản đường thải quá cao:
+ Nắp che nước mưa (ở phía cuối của đường thải thẳng đứng) bị kẹt
+ Đường ống thải bị đè, bẹp
+ Bộ tiêu âm bị bẹp hoặc hư hỏng
+ Đường kính trong của đường ống thải quá nhỏ
+ Đường ống thải quá dài
+ Trên đường thải có quá nhiều điểm cong hoặc gấp khúc
+ Quá nhiều muội than bám trong đường ống thải
+ Hệ thống thải/đường ống thải bị tắc.
Thùng chứa nhiên liệu (Hình 71) cần được kiểm tra định kỳ (bằng mắt thường) thùng chứa nhiên liệu để phát hiện hư hỏng (rò rỉ nhiên liệu; các vết nứt, méo..). Ngoài ra, tuỳ theo mức độ bẩn của nhiên liệu, cần định kỳ làm sạch (khoảng 2 năm/lần) và xả cặn thùng chứa nhiên liệu (khoảng 1 năm/lần).
g. Kiểm tra đường thải của động cơ
Khi áp suất cản trên đường thải quá cao sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đến sự vận hành của động cơ (giảm công suất, máy nóng, tăng mức tiêu thụ nhiên liệu, tăng mức độ ô nhiễm khí thải).
Một số nguyên nhân sau có thể làm cho áp suất cản đường thải quá cao:
+ Nắp che nước mưa (ở phía cuối của đường thải thẳng đứng) bị kẹt
+ Đường ống thải bị đè, bẹp
+ Bộ tiêu âm bị bẹp hoặc hư hỏng
+ Đường kính trong của đường ống thải quá nhỏ
+ Đường ống thải quá dài
+ Trên đường thải có quá nhiều điểm cong hoặc gấp khúc
+ Quá nhiều muội than bám trong đường ống thải
+ Hệ thống thải/đường ống thải bị tắc.
Hình72.Hệ thống thải có lắp bộ xử lý khí thải (kiểu xúc tác 3 đường) trên động cơ phun xăng điện tử, [5,8].
Trên các động cơ (xăng, diesel) phun nhiên liệu điện tử, để đáp ứng các tiêu chuẩn ô nhiễm ngày càng nghiêm ngặt, trên đường thải có lắp các bộ xử lý khí thải (Hình 72). Nếu lõi của bộ xử lý khí thải bị vỡ sẽ làm tăng mạnh sức cản trên đường thải đồng thời làm mất hiệu quả xử lý khí thải. Do vậy, mặc dù đường thải đã được thiết kế để tránh làm vỡ bộ xử lý khí thải nhưng người lái xe vẫn cần chú ý khi vận hành (tránh không để xảy ra va đập mạnh, tránh không để đường thải bị xoắn quá mức).
No Comments