Hồ sơ năng lực của Nhóm nghiên cứu

Giới thiệu 02/11/2016 10:06

HỒ SƠ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

I. Tên và địa chỉ cơ quan chủ trì nghiên cứu

– Trường Đại học Công nghệ Giao thong vận tải

– Điện thoại: 043.845.4264

– Website: www.utt.edu.vn

– Địa chỉ: 54 Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội

II. Những người tham gia nghiên cứu

  1. TS. Vũ Ngọc Khiêm, Hiệu phó
  2. TS. Lư Thị Yến, Phó trưởng Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật môi trường, Khoa Công trình.
  3. TS. Phạm Hồng Chuyên, Bộ môn Hóa học
  4. Ths. Lê Minh Đức, Bộ môn Hóa học
  5. Ths. Lê Xuân Thái, Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật môi trường, Khoa Công trình
  6. Ths. Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó trưởng phòng KHCN và HTQT
  7. Ths. Lê Thị Ly, Khoa đào tạo tại chức
  8. Ths. Trần Trọng Tuấn, Khoa cơ khí
  9. TS. Nguyễn Văn Tuân, Khoa cơ khí
  10. TS. Nguyễn Công Đoàn, Khoa cơ khí

III. Năng lực nghiên cứu của trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

  1. Lịch sử và truyền thống

Trường Đại học Công nghệ GTVT là trường Đại học công lập, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.

Ngành giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, có vị trí rất quan trọng, liên quan đến mọi mặt của nền kinh tế, xã hội, quốc phòng. Việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho ngành Giao thông vận tải trở thành yêu cầu cấp bách và hết sức cần thiết lúc bấy giờ. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Trường Cao đẳng Công chính- tiền thân của Trường Cao đẳng Giao thông vận tải – đã được khai giảng lại ngày 15 tháng 11 năm 1945 theo Nghị định của Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hoè và Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính Đào Trọng Kim. Trụ sở của Trường được đặt tại 33 phố Hàng Tre.

          Tháng Hai năm 1949, theo Sắc lệnh số 2 SL, ngày 01 tháng 02 năm 1949 của Chính phủ về việc thành lập Trường Cao đẳng kỹ thuật và Nghị định số 60-D/SH ngày 24 tháng 02 năm 1949 của Bộ Giao thông công chính, Nhà trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật, có nhiệm vụ đào tạo lực lượng cán bộ kỹ thuật về giao thông công chính, kiến trúc, bưu điện…

          Tháng 8/1956, Nhà nước có Quyết định chuyển sang đào tạo nguồn lực lao động lớn trình độ trung cấp để phục vụ đất nước trong xây dựng hoà bình, Trường Cao đẳng công chính được tách ra thành các trường Trung cấp: Trung cấp giao thông, Trung cấp Thuỷ lợi và Trung cấp Kiến trúc, các trường này bắt đầu hoạt động từ đầu năm 1957. Trường Trung cấp giao thông tiếp tục tuyển sinh khoá 8 hệ đào tạo 3 năm gồm các ngành: Cầu, đường, đầu máy, toa xe, thương xa (vận tải đường sắt). Số sinh viên khoá 7 và khoá 8 được tuyển vào khoảng 300 người. Tiếp đó từ khoá 9 đến khoá 12, bình quân mỗi khoá tuyển 350 học sinh vào học. Hàng năm cho ra trường khoảng 300 cán bộ Trung cấp kỹ thuật có chất lượng tốt góp phần đáng kể vào phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho ngành GTVT, phục vụ khôi phục mạch máu giao thông sau khi hoà bình lập lại ở Miền bắc.

          Ngày 24/7/1996, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 480/TTg nâng cấp Trường Trung học GTVT khu vực I thành Trường Cao đẳng giao thông vận tải. Từ đó ngoài đào tạo hệ THCN và Dạy nghề, Trường đào tạo hệ Cử nhân cao đẳng kỹ thuật và kinh tế. Ngoài đào tạo hệ chính quy tập trung còn mở rộng thêm nhiều hình thức đào tạo như: Chính quy theo địa chỉ (cho các Tổng công ty trong Ngành giao thông vận tải), đào tạo Tại chức cao đẳng, đào tạo liên thông từ THCN lên Cao đẳng và liên kết với các Trường Đại học đào tạo tại chức đại học và chuyên tu từ Cao đẳng lên Đại học cho một số chuyên ngành đào tạo.

          Ngày 27/4/2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 630/QĐ-TTg về việc thành lập trường Đại học Công nghệ GTVT (University Of Transport Technology) trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng GTVT. Hiện nay, trường có 3 cơ sở đào tạo : Cơ sở 1 tại số 54 Phố Triều Khúc- Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội; Cơ sở 2 tại Phường Đồng Tâm, Thị Xã Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc và Cơ sở 3 tại Phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

Hàng năm lưu lượng HS-SV gần 15 nghìn. Dự kiến quy mô đào tạo của Trường là 20.000 HS-SV vào năm 2015. Cán bộ giáo viên, công nhân viên thời điểm hiện tại khoảng 652 người, trong đó đội ngũ giảng dạy 454 người (30 Tiến sỹ; 310 Thạc sỹ và NCS; đại học 114).

  1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
  2. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học

3.1.  Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế

Địa chỉ: Phòng 202, 203 – Nhà H3 – Trường Đại học Công nghệ GTVT – Số 54 Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội.

Điện thoại: 04.35527872;

Website: http://utt.edu.vn/khcn-htqt
Email: phongkhcn@utt.edu.vn.

Lịch sử: Phòng Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế được Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ GTVT ra quyết định thành lập, số 1445/QĐ-ĐHCNGTVT ngày 23/8/2011.

Chức năng: Tham mưu giúp Hiệu trưởng quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, nhiệm vụ Khoa học và công nghệ, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, công tác hợp tác quốc tế về đào tạo.

Công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường:
– Chủ trì, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch dài hạn và hằng năm về các chương trình, nhiệm vụ khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt;

– Trình Hiệu trưởng phê duyệt ban hành quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Trường;

– Phối hợp với các Khoa, Bộ môn, Phòng đào tạo, các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức đăng ký, thực hiện quy trình viết, thẩm định, nghiệm thu  giáo trình, bài giảng, biên dịch tài liệu, sáng kiến cải tiến, ứng dụng công nghệ mới vào giảng dạy, học tập và sản xuất;

– Chủ trì, phối hợp với các Khoa, Bộ môn xây dựng dự án tăng cường sở vật chất, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Phối hợp với Ban quản lý dự án lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu các dự án mua sắm, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Phối hợp với Ban quản lý dự án tổ chức đấu thầu, trình duyệt kết quả đấu thầu trang bị mua sắm các vật tư, thiết bị thuộc dự án; tiếp nhận, bàn giao và thực hiện chuyển giao công nghệ cho đơn vị tiếp quản sử dụng;

– Phối hợp với các Khoa, Bộ môn, đơn vị hướng dẫn tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học cho HS-SV;

– Tổ chức đăng ký đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Trường, trình Hiệu trưởng giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hằng năm;

– Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học công nghệ, phổ biến các tiêu chuẩn, các quy trình, quy phạm, công nghệ mới có liên quan đến lĩnh vực đào tạo của Trường;

– Tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường; tham mưu giúp Hiệu trưởng về công tác ứng dụng, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn;

– Thực hiện nhiệm vụ hợp tác Quốc tế về đào tạo, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường;

– Lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đánh giá, công nhận khả năng hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành;

– Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về hoạt động khoa học và công nghệ của nhà Trường; trao đổi thông tin khoa học và công nghệ với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu ở trong nước và quốc tế;

Công tác hợp tác quốc tế:

– Chủ trì, phối hợp với Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Đào tạo, trình Hiệu trưởng quyết định cử cán bộ, giảng viên đi học tập, công tác, đào tạo dài hạn, ngắn hạn tại ở nước ngoài;

– Chuẩn bị nội dung, tổ chức tiếp đón và làm việc với các đoàn khách quốc tế đến làm việc với Trường; là đầu mối liên hệ với: Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Đại sứ quán, cơ quan đại diện các nước để cử giảng viên và cán bộ quản lý đi đào tạo, công tác ở nước ngoài;

– Chủ động liên hệ, lựa chọn đối tác thích hợp, tổ chức, thực hiện các dự án quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật; tiếp nhận, khai thác nguồn viện trợ; tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo quốc tế;

Các chương trình hợp tác:

Trong nước:

– Hợp tác với các trường Đại học, Viện nghiên cứu: Đại học Hàng Hải, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại, Học viện KTQS, Viện Khoa học và công nghệ GTVT.
– Hợp tác với các doanh nghiệp: Tổng công ty xây dựng Thăng Long; Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO1); Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 (CIENCO1); Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam (VINAMOTOR); Tổng công ty T-TECH…

Quốc tế:

– Dự án hợp tác kỹ thuật JICA của Nhật Bản: “Tăng cường năng lực đào tạo cho trường Đại học công nghệ GTVT”.

– Hợp tác với Trường Đại học Nihon- Nhật Bản

– Hợp tác đào tạo cung cấp nguồn nhân lực với hãng ô tô Luxgen- Đài Loan

– Hợp tác đào tạo theo chương trình T-TEP của Hãng Toyota về tăng cường năng lực đào tạo lĩnh vực công nghệ ô tô

3.2. Khoa Công trình

Lịch sử: Trường Đại học công nghệ GTVT với truyền thống 70 năm, một trong những ngành đào tạo của Khoa Công trình là ngành xây dựng Cầu đường đã được giảng dạy từ những thời kỳ đầu thành lập trường đến nay. Hiện nay khoa công trình đã có 13 đơn vị (01 văn phòng khoa, 11 bộ môn và 01 xưởng công trình).

Website: http://utt.edu.vn/cong-trinh

Chức năng, nhiệm vụ:

– Quản lý, tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, sau đại học và các trình độ khác thuộc khối ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng công trình theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất.

– Khoa công trình tại Nhà A4 – Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

Khoa công trình có 13 đơn vị trực thuộc, gồm:

Khoa công trình có 13 đơn vị trực thuộc: Văn phòng khoa Công trình; Bộ môn Đường; Bộ môn Cầu; Bộ môn Xây dựng dân dụng và Công nghiệp; Bộ môn Công trình thủy; Bộ môn Địa kỹ thuật; Bộ môn Đo đạc – Khảo sát công trình; Bộ môn Đường sắt; Bộ môn Kết cấu – Vật liệu; Bộ môn Tin học công trình; Bộ môn Thí nghiệm công trình; Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật môi trường; Xưởng thực hành công trình.

Sinh viên được học tập các học phần thực hành, thí nghiệm trên các thiết bị thí nghiệm hiện đại, đồng bộ, công nghệ tiên tiến, gồm:

– 12 phòng thí nghiệm thực hành;

– Hơn 200 trang thiết bị và phần mềm hiện đại do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA tài trợ;

– Nhiều thiết bị lần đầu có mặt tại Việt Nam như hệ thống khảo sát tình trạng mặt đường Hawkeye; thiết bị đầm lăn; thiết bị đo vệt hằn bánh xe; thiết bị đo độ võng mặt đường FWD,…

Hoạt động khoa học công nghệ, lao động sản xuất và hợp tác quốc tế

Hàng năm Khoa thực hiện các đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường đạt kết quả tốt và công bố nhiều bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên ngày càng đạt hiệu quả cao.

Các dự án khoa công trình đã tham gia:

– Xây dựng cầu Ể – Phú Thọ – Năm 1998, xây dựng cầu Ghì – Phú Thọ – Năm 1998, xây dựng cầu Ngọc – Vĩnh phúc, xây dựng cầu  Thanh giã  – Vĩnh phúc  xây dựng cầu  Beo – QL21  – Hòa Bình;

– Khảo sát dữ liệu cơ sở hạ tầng mạng lưới đường bộ cho tỉnh Hòa Bình – Năm 2004, Năm 2006;

– Khảo sát thiết kế đường cho tỉnh Hưng Yên (Tỉnh lộ 202; TL 206; TL 199; TL 205)– Năm 2002 và cho huyện Na Hang – Tỉnh Tuyên Quang – Năm 2002;

– Kiểm định chất lượng dự án cải tạo nâng cấp đường Nguyễn Tất Thành – TP Việt trì – Tỉnh Phú Thọ – 2003;

– Kiểm định chất lượng dự án cải tạo nâng cấp QL 32A tỉnh Yên Bái – 2008;

– Và các dự án nâng cấp và cải tạo Quốc lộ 5A , dự án Quốc lộ 5B mới, dự án Quốc lộ 3: Hà nội – Thái Nguyên, dự án Đường cao tốc Hà nội – Lào cai, dự án nâng cấp cải tạo mặt đường Quốc lộ 2, Dự án cầu Bút Sơn, Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, Cầu vượt Royal City, Dự án Vinhomes Royal City …

Khoa Công trình đã có nhiều chương trình Hợp tác nghiên cứu khoa học, phối hợp đào tạo các tổ chức trong nước, nước ngoài như Đại học Nihon – Nhật Bản, Đại học Gunma- Nhật Bản, Công ty Fukken & Minami, Taiyu Kensetsu Co., Ltd, Công ty AGC – Ashahi Glass, Công ty Nippo, Công ty Kỹ thuật đường cao tốc miền trung Nhật Bản – Central Nippon Highway Engineering Tokyo (HET), Tokyu Construction Co., Ltd. (Nhat Tan P3 North Approach Project Office), Nikken International Asia Co., Ltd, viện khoa học và công nghệ GTVT (ITST), Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Công ty CP (Cienco 1), Công ty CP Kỹ thuật Nền móng và Công trình ngầm FECON, Công ty Liên doanh công trình Hữu Nghị – Cienco 8 …

Những thành tích đã đạt được:

– Liên tục là đơn vị tiên tiến xuất sắc

– Bằng khen Bộ Giao thông vận tải – năm học 2002-2003

 – Bằng khen Bộ Giao thông vận tải – năm học 2004-2005

– Bằng khen Bộ Giao thông vận tải – năm học 2005-2006

– Bằng khen Bộ Giao thông vận tải – năm học 2007-2008

3.3. Khoa Cơ khí

Địa chỉ: Phòng 302, 402 Nhà H1, Trường Đại học Công nghệ GTVT 54 Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội

Điện thoại: (04) 35520749;

Website: http://utt.edu.vn/ck-cngt
Email: khoacokhi@utt.edu.vn

Khoa Cơ khí được Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ GTVT ra quyết định thành lập số  1455/QĐ-ĐHCNGTVT ngày 23/08/2011

Các đơn vị trực thuộc:

– Tổ Văn phòng khoa;

– Bộ môn  Ô tô;

– Bộ môn Máy xây  dựng;

– Bộ môn Máy tàu thủy;

– Bộ môn Đầu máy toa xe;

Chức năng:

Quản lý, tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ sau đại học và các trình độ khác thuộc khối ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất

Bộ môn Ô tô: Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Bộ môn Ô tô ra đời và phát triển cùng với truyền thống 70 năm của Trường Đại học Công nghệ GTVT. Các cán bộ kỹ thuật, Cử nhân cao đẳng, Kỹ sư công nghệ ô tô ra trường qua các thế hệ đã, đang và sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Bộ môn Ô tô có bề dày thành tích đào tạo, qua nhiều thời kỳ từ Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng đến Kỹ sư  (Chỉ tính từ 2002 đến 2014):

+ Tập thể: 02 Bằng khen, 06 Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” của Bộ trưởng Bộ GTVT, ngoài ra còn nhiều giải thưởng cho các hoạt động thể thao, văn nghệ…

+ Cá nhân: Có 04 Nhà giáo Ưu tú, 03 Giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia, cấp Ngành GTVT; 01 Giáo viên dạy giỏi tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều giáo viên dạy giỏi cấp Trường; đã được nghiệm thu nhiều Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ GTVT, cấp trường, nhiều Bài báo khoa học đã đăng trên các tạp chí có uy tín;  01 bằng khen của Chủ tịch hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam về tham gia hội thi sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc, nhiều cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT, Công đoàn Ngành GTVT và các khen thưởng khác.

+ Học sinh, sinh viên: Nhiều thế hệ ra trường đã trở thành các lãnh đạo cấp Bộ, Nhà máy, Xí nghiệp, Công ty, chủ các Doanh nghiệp, gara ô tô… Những năm gần đây, nhiều sinh viên tham gia các Hội thi Tay nghề giỏi, Thiết kế trên máy tính đã đạt giải cấp Ngành, cấp Quốc gia, cấp Khu vực và có em được chọn đi đào tạo ở nước ngoài để dự thi Thế giới. Nhiều sinh viên tham gia các cuộc thi Lái xe sinh thái, thi Robocon đạt kết quả cao.

Bộ môn Ô tô có các mối quan hệ và hợp tác với các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, bao gồm:

– Bộ môn Xe máy Quân sự- Công binh – Khoa Động lực – Học viện Kỹ thuật Quân sự;

– Bộ môn Cơ khí Ô tô – Khoa Cơ khí-  Đại học Giao thông Vận tải;

– Các Gara ô tô của: Xí nghiệp xe buýt 10-10, xe buýt Thăng Long, xe khách Nam Hà Nội… các xưởng, trung tâm bảo dưỡng, bảo hành, gara ô tô, ở khắp các Quận, Huyện của Hà Nội và lân cận;

– Các Công ty: TOYOTA, GM, FORD, BMW, HYUNDAI, KIA, HONDA, ISUZU, DAIHATSU, MITSUBISHI, SUZUKI, FIAT, …

– Dự án KOICA Hàn Quốc.

Bộ môn Máy tàu thủy: Bộ môn Máy tàu thủy Khoa Cơ khí là đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một, hoặc một số ngành, chuyên ngành đào tạo trực thuộc khoa Cơ khí và Trường.

* Các định hướng nghiên cứu:

  1. Nghiên cứu các biện pháp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế – năng lượng của hệ động lực tàu thủy
  2. Nghiên cứu tận dụng nhiệt năng, nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy
  3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho động cơ đốt trong
  4. Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ đốt trong
  5. Năng lượng tái sinh, chuyển hóa năng lượng trực tiếp

* Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn chủ trì hoặc tham gia:

  1. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,“Xây dựng sổ tay hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do trường Đại học Công nghệ GTVT chủ trì. Thời gian thực hiện: 2012÷2013
  2. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, “Xây dựng lồng ghép nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động đào tạo ngành cơ khí GTVT”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do trường Đại học Công nghệ GTVT chủ trì. Thời gian thực hiện: 01/2013÷12/2013
  3. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, “Thiết kế, chế tạo thí điểm xe mini-bus điện 12-15 chỗ ngồi. Đánh giá, dự thảo tiêu chuẩn và đề xuất ứng dụng trên một số tuyến vận tải hành khách công cộng tại các thành phố”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do trường Đại học Công nghệ GTVT chủ trì. Thời gian thực hiện: 2013÷2014
  4. Đề tài nghiên cứu khoa học, “Dự thảo tiêu chuẩn khí thải mới và lộ trình thực hiện đối với các PTGTCG đường bộ lắp động cơ diesel đang lưu hành tại Việt Nam”, thuộc chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trung tâm Sáng kiến Không khí sạch cho các thành phố Châu Á (Clean Air Asia) và trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải. Thời gian thực hiện 2013÷2014
  5. Đề tài nghiên cứu khoa học “Ứng dụng thí điểm nhiên liệu biodiesel trên các phương tiện thủy nội địa thực tế tại khu vực đồng bằng sông MêKông”, thuộc đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 do trường Đại học Giao thông vận tải Tp.Hồ Chí Minh chủ trì. Thời gian thực hiện: 2013÷2014

* Hợp tác trong và ngoài nước:

Bộ môn Máy tàu thủy có các mối quan hệ và hợp tác với các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, bao gồm:

– Bộ môn Động Cơ – Khoa Động lực – Học viện Kỹ thuật Quân sự

– Khoa Kỹ thuật tàu thủy – Đại học Giao thông Vận tải tp HCM

– Viện Công nghệ biển, Năng lượng và Vận tải – Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Astrakhan – Liên Bang Nga

– Các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Phà Rừng, Sông Hồng, Thịnh Long.
– Công ty Vận tải Biển Đông

3.4. Bộ môn Hóa học

Bộ môn Hóa học được Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ GTVT ra quyết định thành lập số 95/QĐ-ĐHCNGTVT ngày 13/01/2014.

* Chức năng, nhiệm vụ:

  1. Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập của các học phần:

+ Giảng dạy Hoá đại cương cho sinh viên khối ngành công trình và cơ khí. Sinh viên sau khi học xong học phần Hóa học đại cương sẽ có đầy đủ kiến thức cơ bản về hóa cơ sở, hóa dầu, hóa silicat, hóa ăn mòn kim loại, thành phần và tính chất của các loại nhiên liệu, vật liệu cơ bản trong xây dựng…  là tiền đề để sinh viên tiếp tục học tập các môn cơ sở ngành và chuyên ngành.

+ Giảng dạy Hoá phân tích; Hoá lý cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật môi trường: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ sở về phân tích hóa học, phân tích công cụ cũng như rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cơ bản đầu tiên trong việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm phân tích.

– Bộ môn đã xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình Hóa học đại cương, tài liệu tham khảo liên quan đến môn học, tài liệu hướng dẫn thí nghiệm;

– Tích cực nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật.

– Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và của khoa; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường, thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của bộ môn.

  1. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn;

– Quản lý chuyên môn các cơ sở đào tạo của Trường;

  1. Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và của trường theo yêu cầu của Hội đồng trường, Hội đồng khoa học và đào tạo, Hiệu trưởng và Trưởng khoa.
  2. Quản lý tốt cơ sở vật chất, thiết bị của Bộ môn:

Bộ môn hiện có 2 phòng thí nghiệm Hóa học đại cương tại 2 cơ sở Hà Nội, Vĩnh Yên với đầy đủ các trang thiết bị cơ bản phục vụ cho yêu cầu môn học, tạo hứng thú học tập cho sinh viên.

* Nghiên cứu và phát triển công nghệ:

Công tác nghiên cứu khoa học chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu một số lĩnh vực:  Phương pháp giảng dạy, Kỹ thuật bảo vệ môi trường: nước, không khí… cấp trường, cấp bộ.

– Có 8 đề tài NCKH cấp trường được đánh giá chất lượng tốt

– Nhiều công trình nghiên cứu của các giảng viên được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế:

– Tham gia tư vấn thực hiện các dự án khoa học công nghệ của trường.

– Hướng nghiên cứu trong thời gian tới:

+ Nghiên cứu ứng dụng và cải tiến vật liệu xây dựng mới.

+ Quan trắc môi trường trong giao thông vận tải.

+ Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới trong xử lý môi trường trong giao thông.

* Thành tích đạt được:

Trong nhiều năm qua, Bộ môn thực hiện tốt nghiệm vụ được giao, hoàn thành khối lượng giảng dạy lớn, thực hiện nhiều đề tài NCKH các cấp và đạt được các danh hiệu:

– 06 lượt giảng viên đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở;

– 02 lượt giảng viên được tặng thưởng bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT và của Chủ tịch UBND Tỉnh Vĩnh Phúc;

– Nhiều năm đạt tập thể LĐXS và đạt được 1 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT

3.5. Nhóm nghiên cứu mạnh về biến đổi khí hậu – CCRUTT

Nhóm CCRUTT (Climate Change Responding, University of Transport Technology) là nhóm nghiên cứu về việc ứng phó với biến đổi khí hậu, trực thuộc trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải.

Danh sách nhóm nghiên cứu ứng phó với biến đổi khí hậu của Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

STT Họ tên Đơn vị công tác Ghi chú
1 TS. Vũ Ngọc Khiêm Phó Hiệu trưởng – Trường ĐH Công nghệ GTVT Trưởng nhóm
2 TS. Ngô Quốc Trinh Trưởng phòng Khoa học CN và hợp tác quốc tế
3 TS. Nguyễn Công Đoàn Bộ môn Máy tàu thủy
4 TS. Nguyễn Văn Tuân Bộ môn Ô tô
5 TS. Lưu Thị Yến Bộ môn Môi trường
6 Ths. Trần Trọng Tuấn Bộ môn Máy tàu thủy Thư ký
7 Ths. Nguyễn Thị Thu Hiền Phòng KHCN và HTQT
8 Ths. Lê Thị Ly Khoa ĐT Tại chức
9 Ths. Lê Minh Đức Bộ môn Hóa
10 TS. Phạm Hồng Chuyên Bộ môn Hóa  
11 Ths. Lê Xuân Thái Bộ môn Môi trường  

Mục tiêu nghiên cứu của nhóm:

– Đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến cả các lĩnh vực của hoạt động GTVT bao gồm giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải và đường thủy nội địa. Đồng thời, sẽ nghiên cứu và triển khai các giải pháp thích ứng với một số dự án thí điểm, cập nhật các kế hoạch, chiến lược phát triển GTVT và rà soát, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan;

– Đề xuất các giải pháp nhằm làm giảm mức phát thải các chất độc hại từ các phương tiện cơ giới đường bộ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu;

– Nghiên cứu phương pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong hoạt động GTVT;

– Nghiên cứu nguyên nhiên liệu thay thế và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến biến đổi khí hậu…

Các công trình đã và đang nghiên cứu

STT Tên công trình Chủ nhiệm Năm thực hiện
1 Xây dựng sổ tay hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy TS. Vũ Ngọc Khiêm 2012-2013
2 Dự thảo tiêu chuẩn khí thải mới và lộ trình thực hiện đối với các phương tiện GTCG đường bộ lắp động cơ diesel đang lưu hành tại Việt Nam TS. Vũ Ngọc Khiêm 2013-2014
3 Thiết kế, chế tạo thí điểm xe mini-bus điện 12-15 chỗ ngồi. Đánh giá, dự thảo tiêu chuẩn và đề xuất ứng dụng trên một số tuyến vận tải hành khách công cộng tại các thành phố TS. Vũ Ngọc Khiêm 2013-2014
4 Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thử nghiệm thiết bị tạo khí HHO bổ sung vào đường nạp của động cơ diesel tàu thủy nhằm nâng cao chất lượng quá trình cháy và giảm độc hại của khí xả thải ra môi trường Ths. Trần Trọng Tuấn 2016-2017
5 Đánh giá mức phát thải các chất độc hại phi truyền thống có trong khí xả của động cơ diesel khi chuyển sang sử dụng nhiên liệu Biodiesel TS. Vũ Ngọc Khiêm 2017
6 Đề xuất nâng cao mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành, xe cơ giới đã qua sử dụng nhập khẩu TS. Vũ Ngọc Khiêm 2017-2018 


No Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *