Năng lực Phòng Thí nghiệm động cơ

Cơ sở vật chất 19/10/2016 15:13

GIỚI THIỆU NĂNG LỰC PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ

Địa chỉ: Trường Đại học Công nghệ GTVT, Số 54 Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 043.854.4264 | Fax: 043.854.7695

  1. Phòng thí nghiệm động cơ Máy tàu thủy

Mục đích của phòng thí nghiệm nhằm mô phỏng lại cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị chính trong hệ thống động lực tàu thủy. Phòng thí nghiệm có thể phục vụ cho quá trình giảng dạy lý thuyết, thực hành, thí nghiệm và thực tập của sinh viên cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến nhiều lĩnh vực như: cải thiện hiệu suất nhiệt của động cơ diesel tàu thủy, nhiên liệu thay thế, các giải pháp giảm mức phát thải các chất độc hại trong khí xả động cơ….

Băng thử có thể thực hiện thử nghiệm cho các động cơ có công suất tới 750 hp, mô men cực đại 3457 N.m và tốc độ cực đại 6000 vòng/phút. Với hệ thống điều khiển, hiển thị kết quả và xử lý số liệu tự động hiện đại đảm bảo kết quả thử nghiệm có độ chính xác cao. Các thiết bị chính và chức năng của thiết bị  trong việc phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học gồm:

Các thiết bị chính trong phòng thí nghiệm động cơ Máy tàu thủy

STT Tên thiết bị Phục vụ đào tạo Phục vụ nghiên cứu khoa học
1 Động cơ diesel tàu thủy (6S185L-ST) và các hệ thống phục vụ – Giúp sinh viên hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ diesel tàu thủy và các hệ thống phục vụ; phương pháp bố trí trang thiết bị buồng máy…

– Thực tập tháo lắp, bảo dưỡng sửa chữa động cơ diesel tàu thủy và các hệ thống phục vụ…

– Thực hiện được các nội dung nghiên cứu khóa học liên quan đến động cơ diesel tàu thủy, nhiên liệu thay thế, ô nhiễm môi trường do khí xả của động cơ tàu thủy…
2 Bộ tiêu công suất kiểu thủy lực ATE-705LC – Giúp sinh viên hiểu được nguyên lý và phương pháp thử nghiệm động cơ Lắp đặt và thử nghiệm các loại động cơ có công suất lên đến 750hp, vòng quay 600 (vg/ph) trong quá trình thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học
3 Hệ thống máy phát điện – Giúp sinh viên hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống điện trên tàu thủy…

– Thực tập hòa đồng bộ các máy phát.

Thực hiện các đề tài nghiên cứu liên quan đến phần điện và trạm phát điện trên tàu thủy
4 Bộ đo diễn biến áp suất trong xilanh (Leutert DPI-50) – Sinh viên hiểu được diễn biến áp suất thực tế trong xilanh;

– Thực hành đo và điều chỉnh áp suất trong xilanh.

Đo diễn biến áp suất thực tế trong xilanh trong quá trình làm thực nghiệm liên quan đến từng nội dung nghiên cứu cụ thể.
5 Thiết bị đo suất tiêu hao nhiên liệu và khí xả của động cơ diesel Hiểu được nguyên lý và phương pháp đo suất tiêu hao nhiên liệu, nồng độ các chất độc hại trong khí xả của động cơ diesel tàu thủy Đánh giá được chỉ tiêu kinh tế và môi trường trong quá trình làm thực nghiệm liên quan đến từng nội dung nghiên cứu cụ thể.
6 Hệ thống máy phụ trên tàu thủy Hiểu nguyên lý làm việc của một số các loại máy phụ tàu thủy Thực hiện các đề tài liên quan đến dòng chảy trong ống, hòa trộn nhiên liệu…
7 Bộ thiết bị đo các thông số hình học của chi tiết Hiểu nguyên lý và phương pháp xác định các thông số hình học của từng loại dụng cụ Giúp gá lắp và điều chỉnh thiết bị trong quá trình lắp đặt thực nghiệm

Một số hình ảnh thực tế của Phòng thí nghiệm động cơ Tàu thủy

thiet-bi-dong-co-01Bệ thử động cơ diesel tàu thủy và bộ tiêu công suất

thiet-bi-dong-co-02 thiet-bi-dong-co-03

Tổ hợp động cơ diesel lai máy phát điện và tủ hòa đồng bộ các máy phát

thiet-bi-dong-co-04 thiet-bi-dong-co-05

Thiết bị và phần mềm đo đồ thị công

  1. Phòng thí nghiệm động cơ Ô tô

Phòng thử nghiệm động cơ ô tô được trang bị bệ thử và các hệ thống phân tích khí thải FTIR đồng bộ, hiện đại của Hãng AVL List GmBH (Áo), có thể tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu về: động cơ đốt trong, nhiên liệu thay thế, phụ gia nhiên liệu, mức phát thải các chất phi truyền thốn, động cơ diesel thế hệ mới dùng hệ thống phun nhiên liệu kiểu CommRail…

Băng thử có thể thực hiện thử nghiệm cho các động cơ có công suất tới 160 kW, mô men cực đại 400 N.m và tốc độ cực đại 10000 vòng/phút. Với hệ thống điều khiển, hiển thị kết quả và xử lý số liệu tự động hiện đại đảm bảo kết quả thử nghiệm có độ chính xác cao, giao diện điều khiển dễ thao tác vận hành. Thiết bị phân tích khí thải FTIR ngoài việc phân tích các chất thải truyền thống có trong khí xả của động cơ như: NOx, CO, CO2, HC, PM còn có thể phân tích được 22 chất thải phi truyền thống khác như: fomandehit, axetandehit, hydroxyanua, COS, NMH… Sơ đồ phòng thử nghiệm và chức năng của thiết bị chính trong phòng thử nghiệm động cơ ô tô gồm:

thiet-bi-dong-co-06-jpg

Sơ đồ phòng thử nghiệm động cơ ô tô

Các thiết bị chính trong phòng thí nghiệm động cơ Ô tô

STT Tên thiết bị Phục vụ đào tạo Phục vụ nghiên cứu khoa học
1 Phanh thử động cơ – Giúp sinh viên hiểu được nguyên lý và phương pháp thử nghiệm động cơ Lắp đặt và thử nghiệm các loại động cơ có công suất lên đến 160kW, vòng quay 10000 (vg/ph)
2 Thiết bí đo PM AVL 415 Smokemeter – Giúp sinh viên hiểu được cấu tạo, nguyên lý và phương pháp đo PM

– Thực tập đo mức phát thải PM của động cơ khi vận hành ở các chế độ khác nhau.

Đánh giá mức phát thải PM của động cơ diesel theo các mục đích thử nghiệm khác nhau
3 Thiết bị phân tích khí thải FTIR – Sinh viên hiểu được diễn biến áp suất thực tế trong xilanh;

– Thực hành đo và điều chỉnh áp suất trong xilanh.

Phân tích thành phần của 26 chất có trong khí xả của động cơ khi thử nghiệm ở các chế độ khác nhau.
4 Thiết bị đo lượng tiêu thụ nhiên liệu PLU116H-120 Đo lượng tiêu thụ nhiên liệu của động cơ khi thử nghiệm Đánh giá lượng tiêu thụ nhiên liệu của động cơ theo các chế độ thử nghiệm của động cơ.
5 Thiết bị làm mát động cơ khi thử nghiệm AVL CONSYSCOOL S450 – Hiểu nguyên lý làm việc của một hệ thống làm mát động cơ

– Phương pháp điều chỉnh lưu lượng nước làm mát động cơ theo các chế độ vận hành

– Làm mát động cơ khi thử nghiệm

– Đánh giá tổn thất nhiệt cho quá  trình làm mát khi thử nghiệm

6 Tủ kết nối các hệ thống và tủ điều khiển – Hiểu nguyên lý hệ thống điều khiển trong toàn bộ phòng thử

– Phương pháp kết nối và thu thập tín hiệu của các thiết bị trong phòng thử

– Điều khiển hệ thống theo các mode thử và các chế độ thử nghiệm khác nhau

– Lập trình điều khiển hệ thống và các thiết bị

7 Thiết bị đo khí xả cầm tay Smoke meter 410S – Hiểu phương pháp đo PM thông qua độ mờ khí xả Đo PM của động cơ diesel khi tiến hành thử nghiệm

Một số hình ảnh thực tế của phòng thử nghiệm động cơ ô tô:

thiet-bi-dong-co-07
Bộ tiêu công suất và động cơ thử nghiệm

thiet-bi-dong-co-08
Tủ phân tích khí thải

thiet-bi-dong-co-09
Tủ thu thập số liệu

thiet-bi-dong-co-10
Thiết bị đo độ khói

  1. Phần mềm phục vụ nghiên cứu

Bên cạnh việc trang bị các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm các phòng thí nghiệm trên còn được trang bị các phần mềm chuyên dụng như: AVL-Boost, Diesel RK, Topsolis phục vụ cho việc mô phỏng tính toán các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng và môi trường của động cơ, mô phỏ 3D các chi tiết, hệ thống…Một số hình ảnh về khai thác và sử dụng phần mềm:

thiet-bi-dong-co-11

Sử dụng phần mềm AVL Boost mô phỏng chu trình công tác của động cơ

thiet-bi-dong-co-12

Sử dụng phần mềm Diesel RK mô phỏng diễn biến chùm tia phun

thiet-bi-dong-co-13

Sử dụng phần mềm topsolid mô phỏng chi tiết trên xe Mini Bus điện 12-15 chỗ

  1. Nguồn nhân lực khai thác sử dụng các thiết bị và phần mềm

Đội ngũ cán bộ, giảng viên được biên chế nhằm khai thác các trang thiết bị thuộc phòng thí nghiệm động cơ máy tàu thủy và các phần mềm chuyên ngành gồm:

STT Họ tên Đơn vị công tác Ghi chú
1 TS. Vũ Ngọc Khiêm Phó Hiệu trưởng – Trường ĐH Công nghệ GTVT Trưởng nhóm
2 TS. Nguyễn Công Đoàn Bộ môn Máy tàu thủy  

 

3 TS. Nguyễn Văn Tuân Bộ môn Ô tô
4 TS. Lưu Thị Yến Bộ môn Môi trường  

 

5 Ths. Trần Trọng Tuấn Bộ môn Máy tàu thủy Thư ký
6 Ths. Lê Minh Đức Bộ môn Hóa
7 TS. Phạm Hồng Chuyên Bộ môn Hóa
8 Ths. Lê Xuân Thái Bộ môn Hóa
9 Ths. Nguyễn Diệp Thành Trung tâm Công nghệ Cơ khí
  1. Một số hoạt động của phòng thí nghiệm

thiet-bi-dong-co-14 thiet-bi-dong-co-15

Đo thực nghiệm thông số kinh tế, năng lượng, môi trường và diễn biến áp suất bên trong xilanh động cơ khi thực hiện đề tài “nghiên cứu ứng dụng biodiesel được chiết xuất từ mỡ cá ba sa cho các tàu cỡ nhỏ ở đồng bằng sông Mekong” do Đại học Giao thông vận tải chủ trì.

thiet-bi-dong-co-16

Đo kiểm chức %HSU của phương tiện cơ giới lắp động cơ diesel đang lưu hành ở Việt Nam khi thực hiện đề tài “đề xuất ngưỡng phát thải mới và lộ trình thực hiện cho các PTGTCG đường bộ lắp động cơ diesel đang lưu hành ở Việt Nam” do Đại học Công nghệ GTVT chủ trì.

thiet-bi-dong-co-17

thiet-bi-dong-co-18

Hỗ trợ các nghiên cứu sinh trong và ngoài trường tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đề tài thuộc hướng nghiên cứu của luận án.

No Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *