Xây dựng sổ tay hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy
1.1. Sự cần thiết phải thực hiện dự án:
Hiện nay, ở nước ta ngành đóng tàu nói riêng, ngành kinh tế vận tải biển nói chung đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế; được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện phát triển. Do những thuận lợi về mặt vị trí địa lý nên việc lưu thông hàng hóa bằng đường biển giữa nước ta với các nước ngày càng được mở rộng, đặc biệt là những loại hàng có kích thước tiêu chuẩn, thuận tiện cho việc xếp dỡ và vận chuyển.
Bên cạnh những lợi ích mà ngành vận tải biển đem lại cũng có những hạn chế nhất định: Theo thống kê hàng năm, hiện nay, đội tàu thế giới tiêu thụ khoảng 300 triệu tấn nhiên liệu, thải ra khoảng 960 triệu tấn khí CO2 và 9 triệu tấn khí SO2. Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO), các tổ chức bảo vệ môi trường luôn kêu gọi tìm kiếm các giải pháp và công nghệ mới ứng dụng cho tàu biển nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các chủ tàu luôn tìm cách giảm mức tiêu thụ nhiên liệu của tàu thông qua các biện pháp quản lý và biện pháp kỹ thuật, bởi chi phí nhiên liệu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong khai thác tàu. Đối với các đội tàu ở Việt Nam, chi phí nhiên liệu chiếm trên 40% giá thành vận tải biển.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ nhiên liệu và lượng khí thải khi khai thác hệ thống động lực tàu thủy, tuy nhiên có thể phân thành 6 nhóm chủ yếu sau:
- Công nghệ được áp dụng để đóng tàu;
- Kỹ thuật khai thác vận hành;
- Tình trạng kỹ thuật của hệ thống động lực và vỏ tàu;
- Các yếu tố khách quan trong quá trình khai thác như: sóng, gió, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm của không khí, …;
- Chất lượng nhiên liệu sử dụng;
- Tổ chức, quản lý các tàu trong quá trình khai thác.
Như vậy việc khảo sát, đánh giá và xây dựng Sổ tay hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu trong quá trình khai thác. Đây là bộ tài liệu sẽ trình bày một cách đầy đủ, khoa học và có hệ thống nhằm giúp các doanh nghiệp đóng tàu và đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải thủy lựa chọn được những giải pháp hữu hiệu phù hợp với doanh nghiệp của mình để tổ chức khai thác đội tàu một cách hiệu quả, giảm tiêu hao nhiên liệu và góp phần bảo vệ môi trường.
1.2. Mục tiêu của dự án:
– Khảo sát, thu thập số liệu, đánh giá tình trạng sử dụng nhiên liệu cho hệ thống động lực tàu thủy tại một số doanh nghiệp vận tải biển ở Việt Nam;
– Xây dựng và phát hành Sổ tay hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy.
1.3. Nội dung của dự án: Toàn bộ nội dung của Dự án được thể hiện trong 2 phần, với các hạng mục công việc, cụ thể như sau:
PHẦN I
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU
1.1. Xây dựng các tiêu chí và lựa chọn đối tượng để điều tra, khảo sát đánh giá tình trạng sử dụng nhiên liệu;
1.2. Khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của công nghệ đóng mới tới mức tiêu hao nhiên liệu;
1.3. Khảo sát đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật, kỹ năng khai thác, vận hành và công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa đến mức tiêu hao nhiên liệu;
1.4. Khảo sát đánh giá tình trạng sử dụng nhiên liệu tại một số doanh nghiệp vận tải thủy ở Việt Nam
Phần II
XÂY DỰNG SỔ TAY HƯỚNG DẪN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU TRONG HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC TÀU THUỶ
Chương 1
PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN MỨC TIÊU HAO NHIÊN LIỆU
1.1. Công nghệ được áp dụng để đóng tàu và tình trạng kỹ thuật của hệ động lực và vỏ tàu;
1.2. Kỹ thuật khai thác vận hành và các yếu tố khách quan trong quá trình khai thác như: sóng gió, thủy triều, …;
1.3. Chất lượng nhiên liệu sử dụng;
1.4. Tổ chức, quản lý các tàu trong quá trình khai thác.
Chương 2
HƯỚNG DẪN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU TRONG HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC TÀU THỦY
2.1. Hướng dẫn doanh nghiệp vận tải tổ chức, quản lý và khai thác đội tàu;
2.2. Hướng dẫn lựa chọn hệ động lực khi mua tàu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu khi khai thác;
2.3. Hướng dẫn kiểm tra, bảo dưỡng hệ động lực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu khi khai thác;
2.4. Hướng dẫn sử dụng nhiên liệu khi khai thác hệ động lực tàu thủy;
2.5. Hướng dẫn kỹ thuật khai thác vận hành hệ động lực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu.
Kết luận, kiến nghị
1.4. Phương án triển khai dự án
Để thực hiện được các nội dung công việc của dự án nhóm thực hiện đã tiến hành thực hiện 02 phần công việc độc lập cụ thể như sau:
– Cử cán bộ giảng viên trong bộ môn Máy tàu thủy trực tiếp đi thực tế trên tàu để thấy được sự cần thiết phải xây dựng số tay đồng thời tiến hành việc điều tra, khảo sát, thu thập và xử lý số liệu hiện trạng tiêu thụ nhiên liệu của một số doanh nghiệp vận tải thuỷ;
– Xây dựng 01 quyển sổ tay hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy đáp ứng các tiêu chuẩn mới của của IMO.
1.5. Kết quả đạt được của dự án
Sau khi kết thúc dự án đã đạt được một số kết quả như sau:
– Nâng cao năng lực chuyên môn các giảng viên trong bộ môn Máy tàu thủy – Khoa Cơ khí – Trường Đại học Công nghệ GTVT thông qua chuyến đi thực tế trên tàu.
– 01 quyên sổ tay hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy làm tài liệu hướng dẫn các công ty vận tải biển xây dự SEEMP đồng thời tài liệu cũng phục vụ cho công tác đào tài bậc đại học và sau đại học chuyên ngành Máy tàu thủy tại các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo các chuyên ngành liên quan đến đóng tàu nói chung và Máy tàu thủy nói riêng.
- Dự thảo tiêu chuẩn khí thải mới và lộ trình thực hiện đối với các phương tiện GTCG đường bộ lắp động cơ diesel đang lưu hành tại Việt Nam
Nằm trong khuôn khổ hợp tác khoa học giữa Trung tâm Sáng kiến Không khí sạch cho các thành phố Châu Á (CAI) và Trường đại học Công nghệ GTVT năm 2014 được sự tạo điều kiện của Bộ GTVT và dưới sự tài trợ của tổ chức CAI trường đại học Công nghệ GTVT đã chủ trì thực hiện dự án “Dự thảo tiêu chuẩn khí thải mới và lộ trình thực hiện đối với các PTGTCG đường bộ lắp động cơ diesel đang lưu hành tại Việt Nam”
2.1. Mục tiêu của dự án
Thực hiện các chính sách xây dựng các tiêu chuẩn khí thải phương tiện diesel (cả hạng nặng và hạng nhẹ) tại Việt Nam. Dự thảo tiêu chuẩn khí thải mới và lộ trình thực hiện đối với các động cơ diesel dang lưu hành ở Việt Nam
2.2. Các hoạt động cụ thể sẽ được trường Đại học Công nghệ GTVT
Tổ chức các hội nghị ban chỉ đạo tự động cấp quốc gia hàng quý để xác định các hỗ trợ về chính sách đối với các tiêu chuẩn khí thải của phương tiện diesel tại Việt Nam hiện nay.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng phương tiện diesel tại Việt Nam và đánh giá tiến độ của lộ trình khí thải phương tiện diesel để xác định các cơ hội hỗ trợ thực hiện.
- Đánh giá và phân tích các hỗ trợ về chính sách của các tiêu chuẩn khí thải cho các phương tiện diesel đang được sử dụng tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.
- Xây dựng dự thảo các tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện diesel và lộ trình thực hiện.
Tổ chức các hội thảo cấp quốc gia lấy ý kiến các bên liên quan về dự thảo các tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện diesel
No Comments