Theo tổ chức Natural Resources (Canada), các lái xe thường chạy ấm máy khoảng 10 phút vào buổi sáng (thời gian làm nóng máy trong mùa đông thường dài hơn mùa hè)
Hình 50. Giảm thời gian chạy không tải và sấy nóng động cơ là một trong các biện pháp hiệu quả để giảm tiêu thụ nhiên liệu và ô nhiễm.
a. Giảm thời gian chạy sấy nóng động cơ
Theo tổ chức Natural Resources (Canada), các lái xe thường chạy ấm máy khoảng 10 phút vào buổi sáng (thời gian làm nóng máy trong mùa đông thường dài hơn mùa hè). Tổng thời gian các lái xe Canada sử dụng để chạy sấy nóng động cơ là 75 triệu phút/ngày. Nếu giảm thời gian này xuống còn 5 phút, Canada tiết kiệm được khoảng 680 triệu lít nhiên liệu/năm. Giả sử mỗi lít xăng có giá 1 USD thì sẽ tiết kiệm 680 triệu USD/năm. Ngoài việc tiết kiệm chi phí nhiên liệu, với lượng nhiên liệu tiết kiệm được như trên sẽ giảm được một lượng lớn khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Bảng 7. Ảnh hưởng của chế độ nhiệt của động cơ đến mức tiêu thụ nhiên liệu của phương tiện, [19].
Một động cơ nguội sẽ bị mài mòn nhanh hơn so với động cơ “ấm” (nhiệt độ nước làm mát, dầu bôi trơn đã đạt đến ngưỡng làm việc thông thường), nhất là ở chế độ tốc độ quay cao. Điều này là do pít tông và xi lanh được thiết kế để đảm bảo khe hở hợp lý nhất ở trạng thái động cơ ấm. Khi động cơ nguội, các chi tiết kim loại chưa giãn nở, pít tông và xi lanh chưa khít với nhau nên sẽ làm tăng mài mòn. Một nghiên cứu của tổ chức VTL cho thấy, việc lái xe với động cơ nguội sẽ tốn thêm khoảng 15% nhiên liệu so với khi động cơ ấm. Bảng 7 biểu diễn kết quả thử nghiệm tại vận tốc trung bình 40 km/h.
Khi phương tiện ở trạng thái dừng/đỗ, nếu nổ máy và chạy không tải thì động cơ sẽ được sấy nóng rất chậm. Nếu sau khi khởi động một thời gian nhất định, khởi hành và lái xe một cách nhẹ nhàng sẽ làm cho động cơ đạt đến nhiệt độ vận hành thông thường nhanh hơn rất nhiều. Tùy theo đặc tính kỹ thuật riêng, một phương tiện có thể phải chạy quãng đường dài đến 30 km mới đủ để động cơ của nó được sấy nóng một cách đầy đủ.
Với một số phương tiện dùng động cơ xăng thế hệ cũ (dùng chế hòa khí truyền thống), ở chế độ khởi động nguội (do nhiệt độ của động cơ thấp) thường xảy ra hiện tượng xăng không bay hơi hoàn toàn (sau khi ra khỏi bộ chế hòa khí) mà đọng bám thành màng trên thành vách đường nạp. Lượng xăng này có thể bị hút vào trong xi lanh gây ra hiện tượng rửa trôi dầu nhờn và làm tăng mài mòn của xi lanh, xéc măng. Tuy nhiên, với các phương tiện thế hệ mới dùng động cơ phun xăng, hiện tượng trên đã được khắc phục khá triệt để. Chính vì vậy, chúng ta cần có nhận thức đúng và điều chỉnh cách thức vận hành xe theo sự thay đổi công nghệ của động cơ và phương tiện.
Khi khởi động động cơ lần đầu tiên trong ngày, lái xe cần để động cơ vận hành với một tốc độ không tải vừa phải đến khi đạt được áp suất dầu bôi trơn theo quy định. Khi nhiệt độ dầu bôi trơn thấp (dầu có độ nhớt cao), cần phải đảm bảo để dầu đến được các điểm cần bôi trơn khác nhau trong động cơ trước khi lái xe có thể để xe di chuyển mà không gây ra hỏng hóc. Do vậy, khi đã đạt được ngưỡng áp suất dầu bôi trơn, lái xe có thể cho xe khởi hành một cách “nhẹ nhàng”, bằng số truyền 1 với mức ga nhỏ (với một số phương tiện hiện đại, có thể không cần nhấn bàn đạp ga) hơn là việc để động cơ chạy không tải cho mục đích sấy nóng.
Khi phương tiện ở trạng thái dừng/đỗ, nếu nổ máy và chạy không tải thì động cơ sẽ được sấy nóng rất chậm. Nếu sau khi khởi động một thời gian nhất định, khởi hành và lái xe một cách nhẹ nhàng sẽ làm cho động cơ đạt đến nhiệt độ vận hành thông thường nhanh hơn rất nhiều. Tùy theo đặc tính kỹ thuật riêng, một phương tiện có thể phải chạy quãng đường dài đến 30 km mới đủ để động cơ của nó được sấy nóng một cách đầy đủ.
Với một số phương tiện dùng động cơ xăng thế hệ cũ (dùng chế hòa khí truyền thống), ở chế độ khởi động nguội (do nhiệt độ của động cơ thấp) thường xảy ra hiện tượng xăng không bay hơi hoàn toàn (sau khi ra khỏi bộ chế hòa khí) mà đọng bám thành màng trên thành vách đường nạp. Lượng xăng này có thể bị hút vào trong xi lanh gây ra hiện tượng rửa trôi dầu nhờn và làm tăng mài mòn của xi lanh, xéc măng. Tuy nhiên, với các phương tiện thế hệ mới dùng động cơ phun xăng, hiện tượng trên đã được khắc phục khá triệt để. Chính vì vậy, chúng ta cần có nhận thức đúng và điều chỉnh cách thức vận hành xe theo sự thay đổi công nghệ của động cơ và phương tiện.
Khi khởi động động cơ lần đầu tiên trong ngày, lái xe cần để động cơ vận hành với một tốc độ không tải vừa phải đến khi đạt được áp suất dầu bôi trơn theo quy định. Khi nhiệt độ dầu bôi trơn thấp (dầu có độ nhớt cao), cần phải đảm bảo để dầu đến được các điểm cần bôi trơn khác nhau trong động cơ trước khi lái xe có thể để xe di chuyển mà không gây ra hỏng hóc. Do vậy, khi đã đạt được ngưỡng áp suất dầu bôi trơn, lái xe có thể cho xe khởi hành một cách “nhẹ nhàng”, bằng số truyền 1 với mức ga nhỏ (với một số phương tiện hiện đại, có thể không cần nhấn bàn đạp ga) hơn là việc để động cơ chạy không tải cho mục đích sấy nóng.
Với các loại động cơ ô tô hiện nay, không cần phải chạy sấy nóng máy quá lâu. Bạn hoàn toàn có thể nhẹ nhàng cho xe lăn bánh ngay sau khi khởi động (nguội) khoảng từ 30 giây đến 1 phút.
b. Giảm thời gian chạy không tải cầm chừng
Trong Chu trình thử đô thị ECE (của Liên minh Châu Âu) người ta đã thống kê được có khoảng 10-20 % lượng nhiên liệu tiêu thụ được dùng để giữ động cơ chạy không tải cầm chừng.
Ngay cả khi ở tốc độ quay không tải, động cơ trên các xe con hiện đại vẫn tiêu tốn nhiên liệu ở mức khoảng 0,5 lít/giờ (tùy từng loại động cơ). Trong khi đó, lượng nhiên liệu tiêu hao cho việc khởi động thường chỉ tương đương với lượng nhiên liệu tiêu hao trong 30 giây của động cơ khi chạy không tải cầm chừng (tại nhiệt độ làm việc).
Nói chung, có sự khác biệt khá lớn giữa các phương tiện khi xét đến góc độ bảo vệ môi trường và tiết kiệm nhiên liệu của việc tắt động cơ khi phải dừng/đỗ lâu. Đối với một số xe, chỉ tắt máy 10 giây tại vị trí dừng/đỗ cũng có tác dụng rõ rệt đối với môi trường cục bộ quanh phương tiện.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu đã có quy định khá chặt chẽ về việc tắt động cơ khi phương tiện phải dừng/đỗ lâu. Tuy nhiên, còn có sự khác biệt về “thời gian chờ nên tắt máy” giữa các quốc gia. Chương trình quốc gia về Lái xe sinh thái của Hà Lan đã tuyên truyền thời gian chờ nên tắt máy là > 1 phút. Thời gian chờ trên 1 phút cần tắt máy cũng đã trở thành quy định chính thức trong quá trình thi thực hành lấy bằng lái xe tại Hà Lan từ tháng 1 năm 2008. Tại Đức, hướng dẫn thời gian chờ nên tắt máy là > 40 giây. Quy định của Thụy sỹ là khá nghiêm ngặt, các thí sinh học lái xe được yêu cầu tắt máy khi chờ đèn xanh tại các nút giao cắt lớn (hoặc tại các vị trí có thể cần dừng/đỗ lâu hơn), trừ khi họ nằm trong số 3 xe xếp đầu tiên trong hàng xe chờ đợi. Ngoài ra, khi khởi động lại (động cơ đang ở trạng thái nóng) thì người lái không cần nhấn bàn đạp ga. Quy định hiện nay tại Thụy Điển và Anh là phải tắt động cơ khi phải dừng/đỗ quá 2 phút.
Vào tháng 04/2009, Thành phố New York (Mỹ) đã khởi động chiến dịch chống lại việc vận hành động cơ không tải với sự ủng hộ quan trọng từ Thị trưởng Thành phố New York – Ngài Michael Bloomberg. Hàng năm, các phương tiện để động cơ chạy không tải cầm chừng tại Thành phố New York thải ra rất nhiều chất ô nhiễm (có đến 9 triệu xe tải đi lại giữa Bronx và Staten Island), góp phần làm gia tăng các loại bệnh có liên quan (hen suyễn, ung thư, bệnh tim…). Theo ước tính, hàng năm, các phương tiện tại New York lãng phí khoảng 28 triệu USD (theo giá nhiên liệu tại thời điểm 2008) tiền nhiên liệu do việc để động cơ chạy không tải cầm chừng.
b. Giảm thời gian chạy không tải cầm chừng
Trong Chu trình thử đô thị ECE (của Liên minh Châu Âu) người ta đã thống kê được có khoảng 10-20 % lượng nhiên liệu tiêu thụ được dùng để giữ động cơ chạy không tải cầm chừng.
Ngay cả khi ở tốc độ quay không tải, động cơ trên các xe con hiện đại vẫn tiêu tốn nhiên liệu ở mức khoảng 0,5 lít/giờ (tùy từng loại động cơ). Trong khi đó, lượng nhiên liệu tiêu hao cho việc khởi động thường chỉ tương đương với lượng nhiên liệu tiêu hao trong 30 giây của động cơ khi chạy không tải cầm chừng (tại nhiệt độ làm việc).
Nói chung, có sự khác biệt khá lớn giữa các phương tiện khi xét đến góc độ bảo vệ môi trường và tiết kiệm nhiên liệu của việc tắt động cơ khi phải dừng/đỗ lâu. Đối với một số xe, chỉ tắt máy 10 giây tại vị trí dừng/đỗ cũng có tác dụng rõ rệt đối với môi trường cục bộ quanh phương tiện.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu đã có quy định khá chặt chẽ về việc tắt động cơ khi phương tiện phải dừng/đỗ lâu. Tuy nhiên, còn có sự khác biệt về “thời gian chờ nên tắt máy” giữa các quốc gia. Chương trình quốc gia về Lái xe sinh thái của Hà Lan đã tuyên truyền thời gian chờ nên tắt máy là > 1 phút. Thời gian chờ trên 1 phút cần tắt máy cũng đã trở thành quy định chính thức trong quá trình thi thực hành lấy bằng lái xe tại Hà Lan từ tháng 1 năm 2008. Tại Đức, hướng dẫn thời gian chờ nên tắt máy là > 40 giây. Quy định của Thụy sỹ là khá nghiêm ngặt, các thí sinh học lái xe được yêu cầu tắt máy khi chờ đèn xanh tại các nút giao cắt lớn (hoặc tại các vị trí có thể cần dừng/đỗ lâu hơn), trừ khi họ nằm trong số 3 xe xếp đầu tiên trong hàng xe chờ đợi. Ngoài ra, khi khởi động lại (động cơ đang ở trạng thái nóng) thì người lái không cần nhấn bàn đạp ga. Quy định hiện nay tại Thụy Điển và Anh là phải tắt động cơ khi phải dừng/đỗ quá 2 phút.
Vào tháng 04/2009, Thành phố New York (Mỹ) đã khởi động chiến dịch chống lại việc vận hành động cơ không tải với sự ủng hộ quan trọng từ Thị trưởng Thành phố New York – Ngài Michael Bloomberg. Hàng năm, các phương tiện để động cơ chạy không tải cầm chừng tại Thành phố New York thải ra rất nhiều chất ô nhiễm (có đến 9 triệu xe tải đi lại giữa Bronx và Staten Island), góp phần làm gia tăng các loại bệnh có liên quan (hen suyễn, ung thư, bệnh tim…). Theo ước tính, hàng năm, các phương tiện tại New York lãng phí khoảng 28 triệu USD (theo giá nhiên liệu tại thời điểm 2008) tiền nhiên liệu do việc để động cơ chạy không tải cầm chừng.
Hình 51. Diễn biến số cuộc gọi đến tổng đài 311 (phản ánh việc để động cơ vận hành không tải) trong và sau chiến dịch “Tắt động cơ” [21].
Thành phố New York đã ban hành quy định rất nghiêm (sử dụng các loại vé phạt) nhằm chống để động cơ vận hành không tải. Hình phạt cho việc để động cơ chạy không tải tại Thành phố New York, thậm chí ngay cả khi bạn đang ngồi đợi trên xe, là 2000 USD. Ngoài ra, Thị trưởng Bloomberg cũng đã ký một điều luật giảm thời gian cho phép chạy không tải đối với các xe buýt khi dừng đón/trả khách tại khu vực trường học từ 3 phút xuống còn 1 phút. Người dân New York được khuyến khích gọi đến số 311 (số điện thoại không khẩn cấp của địa phương) để báo về các hành vi để động cơ chạy không tải trong khu vực Thành phố. Sau khi khởi động chiến dịch “Tắt động cơ” (TURN IT OFF), số cuộc gọi đến tổng đài 311 (liên quan đến việc để động cơ vận hành không tải) đã tăng 111% (Hình 51).
Tại Nhật Bản, một nghiên cứu thử nghiệm về tác động của thiết bị tự động tắt “động cơ khi vận hành không tải cầm chừng” đã được tiến hành trên xe buýt và xe tải. Kết quả cho thấy, các phương tiện tiết kiệm được khá nhiều nhiên liệu khi lắp thiết bị này. Một cuộc thử nghiệm đã được tiến hành trên tuyến đường dài 3700 km từ Cape Soya (Hokkaido) đến Cape Sata (Kagoshima). Trong thành phố, thiết bị này có khả năng tiết kiệm 13,4 % nhiên liệu. Trên các tuyến đường nối các thành phố, mức tiết kiệm được ít hơn, chỉ là 3,4 %. Trong các thành phố, thời gian phương tiện chạy không tải cầm chừng chiếm 7,9 %; so với 25,9 % trên tuyến đường ngoài thành phố.
Hãng Toyota đã tích hợp 1 hệ thống tự động tắt động cơ khi vận hành không tải trên mẫu xe con Vitz (dung tích 1,3 lít, có mặt trên thị trường vào năm 2003). Nếu người lái phanh xe khi hộp số vẫn ở một số truyền nào đó (chưa ra số), động cơ sẽ tự động dừng; và khi lái xe nhấc chân khỏi bàn đạp phanh, động cơ sẽ khởi động trở lại. Xe Vitz có một ắc quy công suất cao nên hệ thống điều hòa vẫn có thể chạy trong khi động cơ ở chế độ dừng tạm thời này. Hãng Toyota cũng đã tích hợp thiết bị này trên một số loại xe con khác. Các hệ thống tương tự cũng đã được tích hợp trên phương tiện của các hãng khác như Wolkswagen, Honda và Daihatsu. Thiết bị tắt động cơ khi vận hành không tải cũng đã được lắp trên xe tải, xe buýt do các hãng Hino Motors Ltd, Isuzu Motors Ltd và Nissan Diesel Co. sản xuất.
Những lái xe thiếu kiên nhẫn thường không thích tắt động cơ tại vị trí dừng đèn đỏ vì họ muốn nhanh chóng khởi hành xe khi có tín hiệu đèn xanh. Với sự cải thiện về hiệu suất làm việc của ắc quy và hệ thống khởi động, việc tắt động cơ này gần như không gây ảnh hưởng gì lớn. Mặc dù vậy, nhiều lái xe vẫn cảm thấy rất ngại khi tắt động cơ bằng cách dùng chìa khóa điện.
Tại Việt Nam, một số tổ chức đã quan tâm tuyên truyền việc “Dừng xe-Tắt máy” nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm (Hình 12). Tuy nhiên, sự ủng hộ của cộng đồng còn ở mức hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng để động cơ chạy không tải khi phải dừng/đỗ lâu là rất phổ biến. Với các phương tiện có công nghệ lạc hậu (sử dụng hệ thống cung cấp nhiên liệu truyền thống, chưa có hệ thống kiểm soát/xử lý ô nhiễm…), thiếu sự chăm sóc/bảo dưỡng cần thiết (nhất là hệ thống các xe buýt công cộng) việc để động cơ chạy không tải cầm chừng khi dừng/đỗ lâu gây ô nhiễm cục bộ rất lớn. Đây là điều rất cần quan tâm đối với dự án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lái xe thân thiện môi trường góp phần giảm phát thải khí nhà kính và chất gây ô nhiễm không khí”
Hình 52. Nếu không thể di chuyển trong vòng 1 phút, “HÃY TẮT ĐỘNG CƠ !” và “KHI KHỞI ĐỘNG LẠI, KHÔNG NHẤN BÀN ĐẠP GA !”.
Nên tắt động cơ khi phải tạm dừng xe lâu hơn 1 phút (Hình 52). Làm như vậy sẽ giúp chúng ta tiết kiệm nhiên liệu, tăng tuổi thọ của động cơ và giảm ô nhiễm môi trường. Với trường hợp này, khi khởi động lại động cơ, không cần nhấn bàn đạp ga.
No Comments