Tiên liệu tình trạng giao thông là nhân tố chính để giảm mức tiêu thụ nhiên liệu (do tránh được việc tăng tốc và phanh xe đột ngột). Để hình thành kiểu lái xe tiên liệu tình trạng giao thông (cách lái xe “chủ động”), lái xe phải dự đoán được việc các đối tượng tham gia giao thông khác sắp làm và có cách xử lý phù hợp tương ứng.
Tiên liệu tình trạng giao thông là nhân tố chính để giảm mức tiêu thụ nhiên liệu (do tránh được việc tăng tốc và phanh xe đột ngột). Để hình thành kiểu lái xe tiên liệu tình trạng giao thông (cách lái xe “chủ động”), lái xe phải dự đoán được việc các đối tượng tham gia giao thông khác sắp làm và có cách xử lý phù hợp tương ứng.
Rõ ràng, cách lái xe chủ động không chỉ tránh được tai nạn, mà còn giảm được tiêu thụ nhiên liệu và chi phí bảo dưỡng/sửa chữa, cải thiện điều kiện làm việc cho lái xe và tăng tính tiện nghi, dễ chịu cho hành khách. Tuy nhiên, cũng cần có quan điểm đúng về cách lái xe chủ động để tránh việc dẫn đến một kiểu lái xe quá “phòng thủ”.
Để có được cách lái xe chủ động, những điều quan trọng cần chú ý là:
+ Lái xe cần có đủ hiểu biết về xe của họ (khả năng và giới hạn của phương tiện mà anh ta đang điều khiển),
+ Lái xe cần quan tâm tính toán đến trạng thái của chính phương tiện đang điều khiển trong dòng chảy giao thông,
+ Lái xe cần quan tâm đến điều kiện đường và các lỗi có thể của các đối tượng tham gia giao thông khác.
Nguyên tắc cơ bản của cách lái xe chủ động là “phản ứng phù hợp”. Quy trình xử lý tình huống thông thường của lái xe như sau:
“Quan sát -> Dự báo -> Đánh giá/ước lượng-> Quyết định -> Hành động”.
+ Quan sát: có nghĩa là nhìn liên tục và xử lý mọi thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề giao thông.
+ Dự báo: Những gì người lái xe sẽ làm và những người lái xe khác sẽ làm?
+ Đánh giá: ước lượng tác động của một hành động giao thông nào đó (về cả góc độ “thuận” và góc độ “không thuận” đối với phương tiện đang điều khiển).
+ Quyết định: quyết định phản ứng chính xác (giải quyết vấn đề giao thông đang gặp phải)
+ Hành động: phản ứng/hành động mà lái xe sẽ thực hiện theo quyết định.
Kiểu lái xe chủ động bắt đầu bằng việc thực hiện theo những bước trên. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là lái xe phải dừng xe lại để thực hiện từng bước của thủ tục nói trên. Quan điểm đơn giản là lái xe chỉ cần quan tâm đến các bước này. Khi lái xe quyết định một tính huống thực tế trong giao thông, điều này xảy ra rất nhanh và với các lái xe có kinh nghiệm nó có thể xảy ra như một quá trình tự động. Cơ sở của cách lái xe chủ động có thể mô tả bằng thuật ngữ “nghĩ trước khi hành động”.
Để tiên liệu tốt tình trạng giao thông (nhằm có nhiều thời gian hơn cho việc ra quyết định), lái xe cần phải chú ý:
+ Tập trung
+ Quan sát tốt
+ Cân nhắc, và
+ Luôn tỉnh táo
Cụ thể hóa, để hình thành cách lái xe chủ động, tiên liệu tình trạng giao thông người lái xe cần quan tâm:
+ Quan sát phía trước càng xa càng tốt
+ Tập trung vào công việc lái xe
+ Phanh xe một cách có tính toán
+ Quan sát, giữ khoảng cách an toàn với phương tiện phía trước
+ Lái xe nhẹ nhàng với tốc độ ổn định
+ Thích ứng nhanh với sự thay đổi điều kiện đường, điều kiện giao thông (các đối tượng tham gia giao thông khác đang đến gần xe bạn, Giao thông tại các giao cắt; Các phương tiện vượt và quay đầu xe…).
+ Có đủ hiểu biết về lộ trình (các đoạn đường hỏng, đang sửa chữa…) và những lỗi có thể của các đối tác cùng tham gia giao thông khác.
Rõ ràng, cách lái xe chủ động không chỉ tránh được tai nạn, mà còn giảm được tiêu thụ nhiên liệu và chi phí bảo dưỡng/sửa chữa, cải thiện điều kiện làm việc cho lái xe và tăng tính tiện nghi, dễ chịu cho hành khách. Tuy nhiên, cũng cần có quan điểm đúng về cách lái xe chủ động để tránh việc dẫn đến một kiểu lái xe quá “phòng thủ”.
Để có được cách lái xe chủ động, những điều quan trọng cần chú ý là:
+ Lái xe cần có đủ hiểu biết về xe của họ (khả năng và giới hạn của phương tiện mà anh ta đang điều khiển),
+ Lái xe cần quan tâm tính toán đến trạng thái của chính phương tiện đang điều khiển trong dòng chảy giao thông,
+ Lái xe cần quan tâm đến điều kiện đường và các lỗi có thể của các đối tượng tham gia giao thông khác.
Nguyên tắc cơ bản của cách lái xe chủ động là “phản ứng phù hợp”. Quy trình xử lý tình huống thông thường của lái xe như sau:
“Quan sát -> Dự báo -> Đánh giá/ước lượng-> Quyết định -> Hành động”.
+ Quan sát: có nghĩa là nhìn liên tục và xử lý mọi thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề giao thông.
+ Dự báo: Những gì người lái xe sẽ làm và những người lái xe khác sẽ làm?
+ Đánh giá: ước lượng tác động của một hành động giao thông nào đó (về cả góc độ “thuận” và góc độ “không thuận” đối với phương tiện đang điều khiển).
+ Quyết định: quyết định phản ứng chính xác (giải quyết vấn đề giao thông đang gặp phải)
+ Hành động: phản ứng/hành động mà lái xe sẽ thực hiện theo quyết định.
Kiểu lái xe chủ động bắt đầu bằng việc thực hiện theo những bước trên. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là lái xe phải dừng xe lại để thực hiện từng bước của thủ tục nói trên. Quan điểm đơn giản là lái xe chỉ cần quan tâm đến các bước này. Khi lái xe quyết định một tính huống thực tế trong giao thông, điều này xảy ra rất nhanh và với các lái xe có kinh nghiệm nó có thể xảy ra như một quá trình tự động. Cơ sở của cách lái xe chủ động có thể mô tả bằng thuật ngữ “nghĩ trước khi hành động”.
Để tiên liệu tốt tình trạng giao thông (nhằm có nhiều thời gian hơn cho việc ra quyết định), lái xe cần phải chú ý:
+ Tập trung
+ Quan sát tốt
+ Cân nhắc, và
+ Luôn tỉnh táo
Cụ thể hóa, để hình thành cách lái xe chủ động, tiên liệu tình trạng giao thông người lái xe cần quan tâm:
+ Quan sát phía trước càng xa càng tốt
+ Tập trung vào công việc lái xe
+ Phanh xe một cách có tính toán
+ Quan sát, giữ khoảng cách an toàn với phương tiện phía trước
+ Lái xe nhẹ nhàng với tốc độ ổn định
+ Thích ứng nhanh với sự thay đổi điều kiện đường, điều kiện giao thông (các đối tượng tham gia giao thông khác đang đến gần xe bạn, Giao thông tại các giao cắt; Các phương tiện vượt và quay đầu xe…).
+ Có đủ hiểu biết về lộ trình (các đoạn đường hỏng, đang sửa chữa…) và những lỗi có thể của các đối tác cùng tham gia giao thông khác.
No Comments