Cố gắng giữ cho phương tiện lăn bánh trên đường khi tham gia giao thông
a. “Chậm và đi tiếp” luôn tốt hơn ”dừng và đi tiếp”
Trong điều kiện giao thông đô thị, một phương châm khá quan trọng để tiết kiệm nhiên liệu đó là: “Chậm và đi tiếp” luôn tốt hơn ”dừng và đi tiếp”!
Khi bắt đầu khởi hành xe, động cơ phải tạo ra được lực kéo lớn để thắng lực cản lăn có giá trị rất lớn khi phương tiện bắt đầu lăn bánh. Những dữ liệu trên Hình 22 (Chương 2) cũng chứng minh tính đúng đắn của phương châm “Chậm và đi tiếp” luôn tốt hơn ”dừng và đi tiếp”!.
Thực hiện được việc “Chậm và đi tiếp” sẽ làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu vì sẽ tốn nhiều năng lượng hơn để làm di chuyển một phương tiện đang ở trạng thái dừng/đỗ so với năng lượng cần thiết để giữ cho phương tiện đó tiếp tục chuyển động. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, có thể tốn thêm 20% nhiên liệu để tăng tốc một phương tiện đang ở trạng thái dừng/đỗ so với việc tăng tốc 1 phương tiện đang chuyển động với vận tốc 5 km/h.
Rất nhiều lái xe tải (với hộp số có nhiều số truyền) đã áp dụng thành công cách này để giảm việc phải sử dụng số truyền thấp, từ đó tiết kiệm nhiên liệu. Những lái xe cố để đạt được số km hành trình lớn nhất có thể với một lượng nhiên liệu cho trước được gọi là “Siêu lái xe!” (Hypermilers). Họ thường quan sát tốt phía trước để lường trước điểm dừng và tận dụng tốt nhất quán tính của xe.
Trong điều kiện giao thông đô thị đông đúc, việc thực hiện tốt phương châm này sẽ giúp tiết kiệm một lượng đáng kể nhiên liệu.
b. Đi trong “làn sóng xanh”
Các đèn tín hiệu giao thông thường được điều khiển đồng bộ, tối ưu hóa để đảm bảo giảm ùn tắc và cải thiện tốc độ lưu thông của dòng xe. Do đó, các lái xe có thể lái với một tốc độ phù hợp để vượt qua được một loạt các đèn xanh mà không phải dừng xe lại. Rõ ràng, khi lái xe nhanh quá hoặc chậm quá có thể bạn sẽ đến vị trí đèn giao thông quá sớm hoặc muộn và do vậy sẽ phải dừng xe.
Trong điều kiện giao thông đô thị, một phương châm khá quan trọng để tiết kiệm nhiên liệu đó là: “Chậm và đi tiếp” luôn tốt hơn ”dừng và đi tiếp”!
Khi bắt đầu khởi hành xe, động cơ phải tạo ra được lực kéo lớn để thắng lực cản lăn có giá trị rất lớn khi phương tiện bắt đầu lăn bánh. Những dữ liệu trên Hình 22 (Chương 2) cũng chứng minh tính đúng đắn của phương châm “Chậm và đi tiếp” luôn tốt hơn ”dừng và đi tiếp”!.
Thực hiện được việc “Chậm và đi tiếp” sẽ làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu vì sẽ tốn nhiều năng lượng hơn để làm di chuyển một phương tiện đang ở trạng thái dừng/đỗ so với năng lượng cần thiết để giữ cho phương tiện đó tiếp tục chuyển động. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, có thể tốn thêm 20% nhiên liệu để tăng tốc một phương tiện đang ở trạng thái dừng/đỗ so với việc tăng tốc 1 phương tiện đang chuyển động với vận tốc 5 km/h.
Rất nhiều lái xe tải (với hộp số có nhiều số truyền) đã áp dụng thành công cách này để giảm việc phải sử dụng số truyền thấp, từ đó tiết kiệm nhiên liệu. Những lái xe cố để đạt được số km hành trình lớn nhất có thể với một lượng nhiên liệu cho trước được gọi là “Siêu lái xe!” (Hypermilers). Họ thường quan sát tốt phía trước để lường trước điểm dừng và tận dụng tốt nhất quán tính của xe.
Trong điều kiện giao thông đô thị đông đúc, việc thực hiện tốt phương châm này sẽ giúp tiết kiệm một lượng đáng kể nhiên liệu.
b. Đi trong “làn sóng xanh”
Các đèn tín hiệu giao thông thường được điều khiển đồng bộ, tối ưu hóa để đảm bảo giảm ùn tắc và cải thiện tốc độ lưu thông của dòng xe. Do đó, các lái xe có thể lái với một tốc độ phù hợp để vượt qua được một loạt các đèn xanh mà không phải dừng xe lại. Rõ ràng, khi lái xe nhanh quá hoặc chậm quá có thể bạn sẽ đến vị trí đèn giao thông quá sớm hoặc muộn và do vậy sẽ phải dừng xe.
Hình 46.Trong điều kiện giao thông đô thị, việc duy trì tốc độ phù hợp có thể giúp lái xe đi trong “làn sóng xanh” nên sẽ tránh được việc phải dừng xe ( tiết kiệm nhiên liệu).
Tình trạng các phương tiện phải dừng lại trước đèn đỏ đã làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu và mức độ ô nhiễm môi trường cục bộ tại các giao cắt. Để góp phần giải quyết tình trạng này Hãng Audi của Đức đã phát triển một hệ thống cho phép ô tô liên lạc với hệ thống tín hiệu giao thông và cho lái xe biết nên đi với tốc độ bao nhiêu để giảm thiểu thời gian đợi đèn đỏ. Khi biết trước tín hiệu đèn đỏ sẽ cho phép người lái xe điều tiết tốc độ nhằm tránh việc phải dừng/đỗ xe và giảm được ùn tắc giao thông. Hệ thống mang tính “Cách mạng giao thông” này sẽ góp phần tích cực nhằm giảm tắc nghẽn, tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường. Hãng Audi đã đầu tư 2 triệu USD cho hệ thống này ở thành phố Ingolstadt, Đức.
Tình trạng các phương tiện phải dừng lại trước đèn đỏ đã làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu và mức độ ô nhiễm môi trường cục bộ tại các giao cắt. Để góp phần giải quyết tình trạng này Hãng Audi của Đức đã phát triển một hệ thống cho phép ô tô liên lạc với hệ thống tín hiệu giao thông và cho lái xe biết nên đi với tốc độ bao nhiêu để giảm thiểu thời gian đợi đèn đỏ. Khi biết trước tín hiệu đèn đỏ sẽ cho phép người lái xe điều tiết tốc độ nhằm tránh việc phải dừng/đỗ xe và giảm được ùn tắc giao thông. Hệ thống mang tính “Cách mạng giao thông” này sẽ góp phần tích cực nhằm giảm tắc nghẽn, tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường. Hãng Audi đã đầu tư 2 triệu USD cho hệ thống này ở thành phố Ingolstadt, Đức.
No Comments